Mục lục và nội dung (sơ lược) An Nam chí lược

Dưới đây là mục lục sách An Nam chí lược được giới thiệu trong Tổng tập dư địa chí Việt Nam (tập 1), kèm theo là nội dung tóm tắt (phần để trong ngoặc) của GS. Nguyễn Huệ Chi và của An Nam chí lược hiệu bản. Ở các bản khác, phần mục lục có dị biệt một vài chỗ.

QuyểnTiêu đềNội dungGhi chú
01Tổng quátThông tin tổng quát về Đại Việt, Địa lý đồ [5], Tổng tự[6], Quận ấp, sơn thủy, cổ tích, Đường An Nam Đô hộ nguyên lệ châu quận[7], phong tục[8], Biên cảnh phục dịch[9], Trắc ảnh[10].[11]
02

Đại Nguyên chiếu chế[12]

Tiền triều thư mạng

Gồm các giấy tờ triều Nguyên gửi cho triều đình Việt Nam

Gồm các bức thư và sắc chỉ của các triều đại Trung Quốc trước triều Nguyên gửi các triều đại Việt Nam

[13]
03

Đại Nguyên phụng sứ[14][15]

Tiền triều phụng sứ

Phụ chép cuộc sứ trình của Trương Lập Đạo sang Việt Nam, và bài tựa tập Sử Giao lục[16] của Tiêu Phương Nhai[17] nói về cuộc đi sứ sang Việt Nam năm 1294.

Các sứ thần của các triều đại trước triều Nguyên sang Việt Nam.

[18]
04

Chính thảo vận hướng[19]

Tiền triều chinh phạt

Việc tải lương trong cuộc xâm lược Việt Nam của nhà Nguyên.

Việc chuẩn bị lương thảo của các triều đại trước nhà Nguyên trong những lần hành quân xâm lược Việt Nam

[20]
05

Đại Nguyên danh thần vãng phục thơ vấn[21]

Tiền triều thư sớ

Thư từ của các quan chức triều Nguyên và các triều trước liên quan đến Đại Việt.

Thư từ của các triều đại trước nhà Nguyên giao thiệp với Việt Nam.

[22]
06

Biểu chương[23]

Tiền đại thư biểu

Thư biểu của các vua Việt Nam gửi cho chính quyền Trung Quốc

Thư biểu của Triệu Đà, Lê Hoàn...gửi các triều vua Trung Quốc, trước triều Nguyên

[24]
07

Hán Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam thứ sử, thái thú[25]

Phụ Tam Quốc thời thứ sử

Các quan Thứ sử, Thái thú ở quận Giao Châu, Cửu Chân, Nhật Nam

Phụ chép các quan Thứ sử, Thái thú đời Tam Quốc

[26]
08

Lục Triều Giao Châu thứ sử, đô đốc; Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, thái thú[27]

Các Đô đốc, Thứ sử Giao Châu, các Thái thú ở các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam trong thời Lục Triều trong giai đoạn Bắc thuộc lần 1.

[28]
09

Đường An Nam đô đốc, đô hộ, kinh lược sứ, Giao, Ái, Hoan tam quận thứ sử[29]

Phụ Thiên Oai Kỉnh tân tạc hải phái bia

Các quan Đô đốc, Đô hộ, Kinh lược sứ An Nam và các quan Thứ sử ba quận là Giao Chỉ, Ái Châu, Hoan Châu vào đời nhà Đường.

Phụ chép bài văn bia Thiên Oai Kỉnh, đường kênh mới đào

[30]
10

Lịch triều ky thần
(歷代覊臣)

Chép về những viên quan Trung Quốc bị đày hoặc bỏ trốn sang Việt Nam ký ngụ

[31]
11

Triệu thị thế gia[32]

Gia thế, dòng dõi của nhà Triệu, họ Khúc, nhà Ngô, nhà Đinh, nhà Tiền Lê. Phụ chép bài Nam Việt hành của quan Gián nghị nhà Tống là Chu Chi Tài.

[33]
12

Lý thị thế gia[34]

Gia thế, dòng dõi nhà Lý.

[35]
13

Trần thị thế gia[36]

Phụ chép Nội phụ hầu vương

Gia thế, dòng dõi nhà Trần) từ Trần Thừa to Trần Minh Tông.

Các Vương hầu nội phụ: Trần Ích Tắc, Trần Tú Viên, Trần Văn Lộng, Trần Kiện.

[37]
14

Thông tin các công việc của nhà nước.

Học hiệu

Quan chế

Chương phục

Hình chánh

Binh chế

Lịch đại khiển sứ

Tình hình giáo dục

Quy chế quan lại

Mũ áo phẩm phục

Việc cai trị

Tổ chức quân đội

Sứ thần Việt Nam sang Trung Quốc trong các triều đại

[38]
15

Nhân vật[39]

Vật sản

Lâm Ấp

Nói về những người Việt Nam gồm 2 mục chính, 1 mục phụ, gồm nhiều tiểu mục nhỏ:

Người nhận tước mệnh của các triều đại của Trung Quốc, người sang làm quan ở Trung Quốc, người có tên tuổi, phụ nữ tiết nghĩa, nhà sư có tiếng, người chống lại chính quyền đô hộ: Trưng Trắc, Bà Triệu, Lý Bí, Dương Thanh, Nùng Trí Cao).

Các loại sản vật quý của Việt Nam.

Phần này đã mất

[40]
16

Tạp ký[41]

Chuyện vặt vãnh. Phụ chép bài Liễu Tử Hậu vị An Nam Dương thị ngự tế Trương Đô hộ văn[42].

[43]
17

Chí Nguyên dĩ lai danh hiền phụng sứ An Nam thi[44]

Ngọc Đường chư công tặng Thiên sứ thi tự

Thơ văn của các sứ thần triều Nguyên sang Việt Nam từ niên hiệu Chí Nguyên [đời Nguyên Huệ Tông] trở về sau.

Những bài tựa và thơ của các quan Hàn lâm viện đưa tặng các sứ giả triều Nguyên sang Việt Nam.

[45]
18

An Nam danh nhân thi[46]

Thơ của các vua quan triều Trần, trong đó có tác giả.

[47]
19

Đồ chí ca[48]

Tự sự

Bài thơ trường thiên của tác giả viết về mối quan hệ lịch sử giữa Việt Nam và Trung Quốc.

tự kể chuyện về thân thế của tác giả

[49]
20

Danh công đề vịnh An Nam chí

Nay đã mất

Năm biên soạn